Picnic



Join the forum, it's quick and easy

Picnic

Picnic

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Picnic

Ngôi nhà chung của những người thích hòa mình vào thiên nhiên


    Săn lợn rừng

    longgiang
    longgiang
    Người khơi dậy niềm đam mê
    Người khơi dậy niềm đam mê


    Tổng số bài gửi : 28
    Points : 89
    Join date : 06/06/2012
    Age : 48
    Đến từ : Vietnam

    Săn lợn rừng Empty Săn lợn rừng

    Bài gửi  longgiang Sat Jun 09, 2012 10:19 am

    Chỉ tay vào dãy rừng già phía xa xa đang ẩn mình trong làn sương buổi sớm, Hiện “rừng” một “sát thủ rừng xanh” có tiếng ở Hương Khê - Hà Tĩnh nói: “Tất cả dãy núi kia, không một nơi nào là chưa in dấu chân của anh. Chú mày cứ đi hỏi khắp đám thợ sơn tràng và mấy tay buôn thịt thú rừng, xem có ai là nào là không biết tới anh! Tháng nào anh cũng cung cấp thịt rừng cho mấy gã đó…! Nếu không bận, chú ở lại mai đi săn lợn lòi với anh để làm vài bát tiết canh cho vui”.
    Nhập hội phường săn


    Đêm cuối năm nơi miền rừng hoang lạnh, ngồi bên bếp lửa bập bùng nhâm nhi mấy chén rượu ngâm mật lợn rừng và nghe những câu chuyện của đám phường săn ở nơi rừng xanh núi đỏ, tôi mới thấy hết được nỗi nhọc nhằn nhưng cũng đầy bí ẩn của kiếp sơn tràng.

    Trong những chuyến đi săn dài ngày, việc chuẩn bị sẵn “lương thực” các dụng cụ như bẫy, súng săn là điều được các thợ săn quan tâm nhất.
    Thường những chuyến đi săn, đêm đến mệt ở đâu thì ngủ lại đó, đám thợ săn ở rừng cho đến khi bắt được thú thì thôi. Cho nên câu “săn có hội, bán có phường” là câu nói rất đúng. Bởi vậy dân buôn thịt thú rừng chỉ cần hỏi thợ săn đem mấy bơ gạo là biết thợ săn ở trong rừng mấy ngày, do đó cứ đến gần ngày họ về là đón mua thú rừng của đám phường săn.
    Sau gần một đêm được hầu chuyện với Hiện “rừng” và phải ngọt nhạt mãi, cuối cùng tôi mới được nhập hội cùng đám thợ săn của Hiện để đi săn lợn lòi. Đúng hẹn, khi trời vừa tan tảng sáng, mặt đất còn ướt đẫm sương đêm thì ba người trong “hội” săn của Hiện đã có mặt.
    Ba người trong số họ đi ra sau nhà khuân vào một bó thanh sắt và một bó dây côn, phanh xe máy, xe đạp và một số bẫy ngoặm. Ăn cơm sáng xong 4 chúng tôi lên xe ngược quốc lộ 15, vượt sông Ngàn Sâu vào địa phận vườn bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang. Dường như đã trở thành khách quen, Hiện “rừng” đưa xe vào một nhà dân gần đấy gửi vào kéo chúng tôi đi theo lối đường mòn của người đi rừng. Tiến sâu vào những khu rừng có những tán cây lớn, càng vào trong khu rừng càng trở lên âm u bí hiểm…

    Săn lợn lòi-cái thú của phường săn

    Càng đi sâu vào trong rừng, tôi càng khó thở, mồ hôi vã ra như tắm, chiếc khăn mặt mang theo lau mồ hôi đã trở nên ướt sũng. Phần vì mệt, phần vì độ cao và tán cây rậm rạp đã lấy của tôi mất rất nhiều sức.
    Đi bộ khoảng hơn một giờ về phía tây vườn Vũ Quang Hiện dừng lại nghe, ngóng: “Vừa có mấy con chạy qua chổ ni…!”. Nói rồi Hiện cùng đám bạn lôi đống đồ nghề ra lắp ráp.
    Tôi ngồi bên nhìn ba người thợ săn làm công việc quen thuộc của họ. Cấu tạo chiếc bẫy khá đơn giản, gồm sợi dây thòng lọng dùng trói chân con thú được làm bằng 8 bợi dây côn, phanh xe đạp, xe máy nối lại. Một đầu dây buộc vào thanh sắt dài khoảng 70cm và mọt chiếc lẫy nhỏ để bật dây thòng lọng khi con thú đi lên.
    Sau khi đảo một vòng, xem xét kỹ đường đi mà mấy con lợn rừng vừa đi qua Hiện khẳng định như đinh đóng cột, vết chân con rất mới, đây là một con lợn cái đang nuôi con, chú có nhìn thấy những vết chân nhỏ đi theo sau không?
    Chần chừ một lúc Hiện quyết định không đặt bẫy ở đây, những thợ săn chuyên nghiệp như Hiện kiêng nhất chuyện đánh bẫy con vật đang nuôi con, theo Hiện như thế là “quá nhẫn tâm"! Điều này làm tôi bớt đi chút ác cảm với hắn chút chút.
    Chúng tôi lại cuốc bộ thêm khoảng 30 phút nữa mới phát hiện thêm rất nhiều vết chân đàn lợn rừng. Hiện quay sang bảo mấy người đi cùng tiến hành đặt bẫy ngay vì đây là đàn lợn đi kiếm ăn và chúng sẽ quay lại con đường này khi trời tối. Những chiếc hố nhỏ đường kính khoảng 15cm - 20cm được khoét sâu khoảng 5cm và đặt lẫy xuống dưới, trên miệng hố những vòng tròn thòng lọng được đặt khéo léo.

    Khoảng hơn 1m đặt một cái bẫy và được nguỵ trang bằng lá khô, cỏ tươi rất kín. Con lợn rừng xấu số nào đặt chân vào hố lập tức chiếc lẫy trong hố bật lên và sợi dây thòng lọng rút chặt vào chân. Con lợn sẽ lồng lên và bỏ chạy nhưng do vướng thanh sắt ở đầu dây kia nên sẽ không chạy được xa. Trời chiều ngả bóng, 30 chiếc bẫy được đặt xong chúng tôi quay lại lối mòn cũ đi về nhà quen của Hiện ngoài bìa rừng để ngủ.
    Sáng hôm sau, Hiện kéo chúng tôi: “Dậy đi thăm bẫy ngay, để lâu có thằng nào đi qua khuân mất là coi như toi công”.
    Cánh rừng đang còn ướt đẫm sương, chúng tôi vào đến nơi đặt bẫy thì ướt đẫm hết cả người. Nhìn lướt qua đám đất nơi đặt bẫy bị cày xới tung toé Hiện cười bảo: “Trúng rồi, con ni to phết, nào tất cả đi tháo bẫy còn mi theo tau đi tìm con lợn”. Lần theo dấu vết đất cày xới khoảng 600m chúng tôi phát hiện một con lợn rừng đang nằm thở phì phò bên bụi cây.
    Dường như cuộc vật lộn đêm qua đã làm nó hết sức chống cự. Con lợn rừng gầm gừ dựng đứng hàng lông trên gáy, mắt gườm gườm nhìn thẳng vào đám người vây quanh. Nó loạng choạng cố đứng dậy cố tạo thế phòng thủ nhưng nó lại quỵ xuống ngay. Hiện nhìn con lợn rừng thốt lên “Con ni bị mất một chân, đúng con tau túm trượt năm kia rồi…!” Rồi Hiện cho biết, năm kia đi đặt bẫy Hiện tóm được con lợn này, thấy nó nằm im tưởng nó đã hết sức chống đỡ, vừa đến gần con lợn vùng lên lao thẳng vào Hiện.

    Sau cú tấn công bất ngờ ấy Hiện phải nằm viện hơn 1 tháng trời với chằng chịt vết thương trên mình. Con lợi kéo theo cả chiếc bẫy bỏ chạy. Hồi đó Hiện thường dùng cây tre, gỗ buộc ở đầu dây cáp, vì thế con lợi đã kéo gãy cả cây và chạy đi. Sau này người đi rừng thi thoảng bắt gặp một con lợn rừng to đi bằng 3 chân, 1 chân bị gãy lủng lẳng bên mình có lẽ do sợi cáp rít chặt quá làm tụ máu và chiếc chân tự phân huỷ rồi rụng.
    Rất nhiều lần Hiện bắt gặp dấu vết của con lợn rừng 3 chân nhưng không đặt bẫy được nó, sau vụ bắt hụt nó khôn hơn rất nhiều. Lần này cẩn thận, Hiện cầm thanh sắt đánh vào đầu, con lợn lồng lên bất lực rồi nằm im. Trói chặt con lợn rừng bằng những sợi dây cáp của chiếc bẫy khác, chúng tôi đưa con vật ra quốc lộ 15 bỏ lên xe và đắp lên mình con vật chiếc bạt chở về nhà.
    Đến nhà con lợn cựa mình rẫy rụa với chiếc mõm bị cột chặt. Tôi hỏi Hiện, tưởng anh đánh nó chết rồi mà? Hiện cười, “những tay thợ săn không có kinh nghiệm mới đánh chết nó, anh chỉ đập cho nó ngất đi rồi đem đến quán bán nó lại tỉnh lại. Phải như rứa bán mới có giá, các hàng quán muốn để lâu thì thả vào chuồng nuôi!”. Khi tôi nhắc đến kiểm lâm Hiện lắc đầu, chỉ sợ chi cục lên thôi.
    Mọi người đặt “chiến lợi phẩm” lên cân được 123 kg, Hiện cho biết, nếu bán nguyên con cho các quán được 40.000đ/1kg, xẻ thịt được khoảng 50.000đ/1kg. Nhưng vào trong quán, khi thịt đã bày lên mâm tính ra giá phải lên đến 120.000đ/1kg. Ngày trước, thỉnh thoảng có người mua con sống bỏ lên xe 4 chỗ chạy đêm ra Hà Nội, tính ra phải được 8 triệu con này. Nếu tính ra vậy thì những tay săn lợn rừng như Hiện đã giàu to, nhưng không phải lần nào đi săn cũng được.
    Ở hai huyện Hương Khê và Hương Sơn Hà Tĩnh có khoảng 100 nhóm thợ săn lợn rừng, như vậy ngày nào cũng có vài con lợn rừng bị mổ thịt. Hiền từng nói với tôi, biết săn lợn rừng là phạm pháp nhưng vùng này nó nhiều, bán được giá nên cứ làm thôi.
    Vượt rừng về Hà Nội, bỏ lại dọc hai bên đường những cây mật, cây đào đang bung hoa đón Tết. Chiếc xe máy của tôi cứ lồng lên như con ngựa bất kham. Bất chợt, chiếc răng lợn lòi khá to đeo lủng lẳng trước ngực tôi, bị đứt dây rơi xuống.... Tôi quay lại nhặt và bất chợt lặng người khi thấy chiếc răng cong như hình dấu hỏi !?
    Không biết tiếng kêu của loài thú hoang có ai biết đến hay vẫn chỉ chìm trong những cánh rừng âm u sâu thẳm và bị nuốt vào vách đá mà chỉ có rừng xanh mới hiểu!?

    Theo vtvnews.vn

      Hôm nay: Fri May 10, 2024 4:26 pm